Du học Úc luôn là ước mơ của
đa số bạn trẻ Việt Nam hiện nay. Việc xin visa Úc đã là cả một quá trình khó
khăn, tuy nhiên đây mới chỉ là khởi đầu của hành trình du học Úc. Và trên hành
trình ấy bạn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn ở phía trước. Vậy những khó
khăn khi đi du học Úc thường gặp là gì? Hãy cùng công ty du học Úc tìm hiểu qua
bài viết sau đây nhé.
1. Sốc văn hóa
Văn hóa cũng là một rào cản không nhỏ, thử thách thái độ
sống của các bạn. Mỗi một dân tộc sẽ có phương thức sinh hoạt ăn uống và tôn
giáo khác nhau, các bạn sinh viên cần có sự tôn trọng và quan sát học hỏi để
thích nghi, tránh để bản thân quá áp lực đến mức sinh ra cảm giác tự ti, hạn
chế giao tiếp.
2. Rào cản ngôn
ngữ
Ở
Úc, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng chính thức nhưng ngữ giọng người Úc khá
bằng phẳng, pha tạp nhiều ngữ giọng nước ngoài, hơi khó nghe. Cách nói của
người Úc rất đa dạng, sử dụng nhiều thành ngữ và tiếng lóng. Trong lớp, thầy cô
giáo và sinh viên nói chuyện rất nhanh. Những người có chuyên môn thường hay sử
dụng các từ viết tắt và nói tắt. Vì thế, ở những buổi đầu tham gia lớp, có thể
bạn sẽ hoàn toàn không hiểu gì. Giáo viên cũng hay phàn nàn bài viết của sinh
viên Việt Nam có nhiều lỗi ngữ pháp, sử dụng từ không chính xác, viết không
đúng theo phong cách học thuật.
Thời gian đầu, bất cứ du học sinh nào cũng cảm thấy khó hòa nhập
cũng như gặp nhiều rào cản khi sinh sống ở Úc.
cũng như gặp nhiều rào cản khi sinh sống ở Úc.
Để khắc phục trở ngại này, bạn
có thể tham gia lớp học tiếng Anh học thuật ở bậc đại học (kéo dài khoảng 5
tuần); có thểở tại nhà dân địa phương. Để cải thiện khả năng ngôn ngữ của mình,
bạn nên thường xuyên xem ti-vi, nghe đài, đọc báo. Ngữ giọng của đài SBS dễ
hiểu cho những người mới đến, đài ABC có ngữ giọng Úc đặc thù. Tờ báo The
Australians có thể cung cấp cho bạn những từ vựng hiện đại được sử dụng phổ
biến ở Úc. Các trường đại học cũng có dịch vụ hỗ trợ sinh viên về tiếng Anh
hoàn toàn miễn phí. Sự tự tin,mạnh dạn phát biểu trong lớp học, khi học nhóm
cũng giúp bạn cải thiện ngôn ngữ một cách đáng kể.
3. Sức hút của
việc làm thêm
Theo
quy định, sinh viên quốc tế được phép làm việc tối đa 20 giờ/tuần để tránh ảnh
hưởng đến việc học. Nhưng thực tế, nhiều du học sinh vẫn cố ý làm trái luật để
kiếm thêm thu nhập nhằm trang trải cho chi phí thuê nhà, ăn ở, đi lại…
Việc
kiếm tiền nơi xứ người để không hoàn toàn phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình
đã khiến một số du học sinh ham làm việc hơn tập trung học tập. Không ít trường
hợp sinh viên nước ngoài, trong đó có cả sinh viên Việt Nam, bị điểm thấp cuối
kỳ hoặc thậm chí học lại vì chưa đạt yêu cầu. Khi đó, các bạn phải đóng lại học
phí và nhiều chi phí khác đi kèm.
Nhiệm
vụ chính của một sinh viên là chăm chỉ học tập. Sau khi tốt nghiệp, các bạn có
thể tìm công việc phù hợp chuyên môn và không cần làm thêm các công việc bán
thời gian thời sinh viên.
Phần
lớn bạn trẻ quyết định du học ngay sau khi tốt nghiệp THPT chỉ chú trọng chuẩn
bị nền tảng ngoại ngữ, nhưng chưa được định hướng đầy đủ về những thách thức sẽ
xảy ra trong cuộc sống tự lập. Do đó, trang bị kiến thức và biện pháp giúp các
bạn phòng tránh rắc rối , cũng như tiết kiệm chi phí khi du học là cần thiết.
4. Lời kết
Trên đây là những khó khăn mà
sinh viên thường gặp khi du học Úc. Tuy nhiên, nếu đủ bản lĩnh, du học sinh có
thể hòa nhập nhanh chóng. Các bạn nên lường trước điều này để có kế hoạch trau
dồi vốn ngoại ngữ cần thiết trước lúc nhập học chính thức.
Để
sớm hòa nhập vào môi trường học tập ở Úc, bạn nên tham gia buổi thông tin định
hướng, các buổi giới thiệu cách sử dụng các thiết bị của trường, của khoa, vào
đầu học kỳ. Trong những ngày đầu tiên, bạn cần thực hiện theo những hướng dẫn
để làm thẻ ngân hàng, thẻ sinh viên. Việc mượn sách, đăng ký môn học, thời khóa
biểu và điểm thi sẽ được gửi qua email nên bạn phải sớm học cách sử dụng email.
Ở mỗi bộ môn đều có chuyên viên phụ trách về việc đăng ký; bạn có thể gặp trực
tiếp họ để xin ý kiến hoặc nhận những tài liệu hướng dẫn có liên quan. Bạn cũng
có thể gặp trực tiếp giảng viên giảng dạy để thảo luận kế hoạch học tập chi
tiết.
Nguồn: duhocucedu.blogspot.com (tổng hợp)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét